ViewSonic Library > Công nghệ > Khám phá > Tần số quét là gì?

Tần số quét là gì?

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếu màn hình hoặc bất kỳ phần cứng hiển thị nào khác, thì sẽ có rất nhiều thông số phải giải thích, nhưng một trong những câu hỏi lớn nhất của người dùng có thể là ‘tần số quét là gì?’ Khi bạn tiếp tục tìm hiểu, bạn sẽ gặp đi gặp lại thuật ngữ cụ thể này và điều quan trọng là dành thời gian để tìm hiểu ý nghĩa của nó và tác dụng thực sự của nó.

Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về tần số quét. Bạn cũng có thể khám phá các màn hình của ViewSonic được trang bị tần số quét cao tại đây.

Khi tìm hiểu về màn hình hoặc bắt đầu so sánh các tùy chọn khác nhau, tần số quét là thứ bạn có thể bắt gặp khá thường xuyên. Nhưng tần số quét là gì và tầm quan trọng của nó trong việc xác định lựa chọn phần cứng hiển thị của bạn? Nó có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của bạn không và tần số quét thấp có gây mỏi mắt không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá câu trả lời cho những câu hỏi này và hơn thế nữa.

Xác định Tần số quét

Theo TechTarget, một định nghĩa cơ bản về tần số quét như sau:

“Số lần hình ảnh của màn hình được lặp lại hoặc làm mới mỗi giây. Tốc độ làm mới được biểu thị bằng Hertz (Hz), vì vậy tốc độ làm mới 75 Hz có nghĩa là hình ảnh được làm mới 75 lần trong mỗi giây.”

Tần số quét được tạo ra bởi chính màn hình chứ không phải bộ vi xử lý hoặc card đồ họa. Theo định nghĩa này, nó khác với một thuật ngữ gần giống khác, đó là tốc độ khung hình.

Có một cách hiểu là hai chỉ số hiệu suất khác nhau này cần phải hoạt động song song với nhau. Để có hiệu suất cao nhất, bạn cần một màn hình có tốc độ làm mới cao và một hệ thống cũng có thể tạo ra tốc độ khung hình cao. Nếu một trong hai không đạt tiêu chuẩn, chất lượng của hình ảnh có thể bị ảnh hưởng và bạn sẽ không nhận được đầy đủ lợi ích.

What is refresh rate?

Tần số quét lý tưởng là gì?

Cho đến gần đây, 60Hz được coi là tốc độ làm mới tiêu chuẩn cho màn hình và đối với một số người dùng thông thường, điều đó vẫn có thể coi là đủ. Tuy nhiên, tần số quét khoảng 60Hz có liên quan đến hiệu ứng nhấp nháy – flicker có thể gây ra các vấn đề như mỏi mắt, khiến bạn không thoải mái khi nhìn liên tục vào màn hình trong thời gian dài. Vì lý do này, ngay cả đối với những mục đích sử dụng khá cơ bản, 75 Hz hiện được coi là mốc khởi điểm tần số quét tốt hơn cho màn hình máy tính.

Tại sao bạn cần Tần số quét cao cho công việc sáng tạo?

Các nhà thiết kế chuyên nghiệp, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực VFX, thiết kế Animation và hoạt hình 3D, xử lý các công việc nặng nhọc đòi hỏi tốc độ tối đa và chất lượng hình ảnh cao. Mặc dù 60Hz hoặc 75Hz sẽ đủ cho hầu hết các công việc, nhưng những người phát triển và thử nghiệm nội dung đa phương tiện hoặc đồ họa cần ít nhất 120Hz hoặc 165Hz để thực hiện tốt các nhiệm vụ sáng tạo của họ, nghĩa là việc tìm kiếm một màn hình đồ hoạ chuyên nghiệp có thể thực sự tạo ra sự khác biệt cho quá trình làm việc của bạn.

Cải tiến lớn nhất từ tần số quét cao sẽ là độ phân giải chuyển động. Bất kể hình ảnh chuyển động nhanh đến đâu, tần số quét cao hơn sẽ làm tăng độ sắc nét của chất lượng hình ảnh và loại bỏ mọi hiện tượng giật hình hay xé hình. Tính năng này cho phép giảm chi tiết và chất lượng hình ảnh gần như bằng không, điều này rất quan trọng đối với người chỉnh sửa video và người làm phim hoạt hình. Vì vậy, cho dù bạn đang cắt cảnh hay kiểm tra B-Roll chuyển động chậm, mọi khung hình đều hoàn toàn sắc nét và sống động.

Thực tế, nếu bạn đầu tư vào một màn hình có tần số quét xung quanh các mức đó, bạn cần đảm bảo rằng cạc đồ họa và bộ vi xử lý của mình có thể tạo ra tốc độ khung hình cao. Chỉ như vậy, bạn mới có thể trải nghiệm những cải thiện rõ rệt về chất lượng hình ảnh và độ mượt mà rõ ràng của chuyển động. Dòng màn hình chuyên nghiệp của ColorPro được trang bị tần số quét cao để đảm bảo công việc của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

What is refresh rate

Tại sao bạn cần Tần số quét cao để chơi game?

Đối với Game Esports hoặc Game AAA, bạn sẽ muốn có tần số quét cao hơn nữa và 120Hz có thể được coi là mốc cơ bản cần có. Như xu hướng hiện nay, ở mức tần số quét này, giả sử tốc độ khung hình của bạn ổn định, bạn thậm chí sẽ nhận thấy những cải thiện về cảm giác di chuyển con trỏ chuột mượt mà hơn.

Tần số quét cao rất quan trọng đối với các trò chơi có nhịp độ nhanh vì chúng ảnh hưởng đến mức độ rõ ràng và chính xác của hình ảnh trên màn hình. Một tác động quan trọng là giảm độ trễ đầu vào. Để chơi game mượt mà nhất, độ trễ dưới 10,9ms sẽ là lý tưởng và màn hình 120Hz có thể mang lại khoảng 8,33ms. Đây có thể là yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn, đặc biệt đối với những game thủ nghiêm túc trong Game Esports.

Tốc độ làm mới cao hơn cũng làm giảm hiện tượng ghosting và xé hình. Hiện tượng ghosting gần giống như hiện tượng nhòe chuyển động, trong đó hình ảnh trước đó tiếp tục xuất hiện trên màn hình ở khung hình tiếp theo. Và xé hình xảy ra khi màn hình hiển thị đồng thời hai khung hình khác nhau. Trong trường hợp đó, việc có tần số quét cao 120Hz sẽ có thể hỗ trợ 120FPS để loại bỏ bất kỳ hiện tượng ghosting và xé hình nào. Điều này có nghĩa là mọi đồ họa đẹp nhất trong game sẽ xuất hiện mượt mà hơn trên màn hình.

Tổng kết

Tần số quét là một yếu tố quan trọng khi mua màn hình máy tính. Không giống như tốc độ khung hình do hệ thống tạo ra, tần số quét do chính màn hình tạo ra. Tuy nhiên, hai khái niệm này hoạt động song song với nhau và cả hai cần phải ăn khớp với nhau để cho ra hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Nó càng quan trọng hơn đối với những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo hoặc là những game thủ chuyên nghiệp. Tần số quét cao hơn giúp loại bỏ hiện tượng giật hình, ghosting và xé hình, giúp hình ảnh có độ tương phản cao hơn và chi tiết sắc nét hơn. Người nhà sáng tạo chuyên nghiệp nên xem màn hình có ít nhất 165Hz và game thủ Esports sẽ yêu cầu 120Hz trở lên.

Có một màn hình với tần số quét cao sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu card đồ họa của bạn không được trang bị tốc độ khung hình cao. Đọc để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại này trong bài viết này hoặc khám phá loạt màn hình của ViewSonic được trang bị tốc độ làm mới cao.

Was this article helpful?
YesNo